Giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông dạy học sinh ở các trường mầm non và các trường phổ thông, từ tiểu học đến trung học phổ thông hoặc tương đương, ví dụ như trung tâm giáo dục thường xuyên. Họ dạy một hoặc nhiều môn học với mục đích chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, hướng nghiệp, hoặc dạy nghề.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
- Giảng dạy môn học của mình và giám sát công việc và qui định của lớp học;
- Thiết kế và chỉnh sửa chương các khóa học, hướng nghiệp và nghiên cứu theo yêu cầu;
- Chuẩn bị, phân công và chữa bài tập;
- Quản lí, chấm điểm bài kiểm tra và bài thi để đánh giá tiến bộ của học sinh;
- Chuẩn bị báo cáo về công tác học sinh và liên lạc với các giáo viên khác và cha mẹ học sinh;
- Dạy đọc, viết và các môn cơ bản khác cho người lớn;
- Tham gia các cuộc họp liên quan đến chính sách giáo dục và tổ chức;
- Tổ chức và trợ giúp các hoạt động ngoại khóa như thảo luận chuyên đề, câu lạc bộ, tham quan…;
- Giảng dạy cá nhân nếu cần.
- Hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa.
Năng lực thiết yếu: Năng lực ngôn ngữ
Năng lực bổ sung: Năng lực làm việc với con người
Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp Trung cấp (đối với GV mầm non) hoặc Cao đẳng trở lên (đối với GV phổ thông)
Con đường học tập:
Lựa chọn 1:
- Theo học ĐH, Cao đẳng Sư phạm.
- Có thể học tiếp lên ĐH, sau ĐH
Lựa chọn 2:
- Theo học ĐH có chuyên ngành muốn giảng dạy trong chương trình bậc học phổ thông.
- Học chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
- Có thể học tiếp lên ĐH, sau ĐH.
Lĩnh vực chuyên sâu (đối với GV Phổ thông):
- Môn liên quan: lĩnh vực chuyên sâu chủ yếu là liên quan đến môn học. Ví dụ: tiếng Anh, vật lí, toán…
- Quản lí: Giáo viên cũng có thể chuyển sang công việc quản lí và trở thành người đứng đầu bộ môn, tổ, trường (ví dụ: hiệu phó, hiệu trưởng)
Về nơi làm việc:
- Dạy học tại các trường trung học phổ thông; các trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Quản lí trong các cơ sở giáo dục (ví dụ: hiệu trưởng, trưởng phòng);
- Làm việc chuyên môn trong các cơ quan quản lý giáo dục;
- Dạy học tại các trung tâm bồi dưỡng văn hóa
Các trường có đào tạo giáo viên:
- ĐH Sư phạm Hà Nội
- ĐH Sư phạm Hà Nội 2
- ĐH Sư phạm nghệ thuật Trung ương
- ĐH Giáo dục – ĐHQG Hà Nội
- ĐH Sư phạm Tp HCM
- ĐH Đồng Tháp
- ĐH Cần Thơ
- ĐH Huế – ĐH Sư phạm
- ĐH Đà Nẵng – ĐH Sư phạm
- ĐH Quy Nhơn
- CĐ SP Trung ương và các trường CĐ SP hoặc CĐ cộng đồng có đào tạo sự phạm tại các tỉnh, thành phố.
- Các trường trung cấp tại các tỉnh, thành phố.
Tri Thức Hay
Nguồn: Sách Tra Cứu Nghề của Tổ chức Lao Động Quốc Tế, 2020