Nghề Đầu bếp là một nghề phổ biến trong xã hội và nhu cầu về lực lượng lao động trong nghề này luôn cao ở khắp mọi nơi trong xã hội.
1. Giới thiệu về Nghề đầu bếp
Nhiều người thường nghĩ rằng nghề đầu bếp làm công việc hàng ngày nấu ra những món ăn ngon. Và chỉ cần làm cho “quen tay” là có kinh nghiệm và có thể trở thành đầu bếp. Vâng, làm quen tay thì bạn vẫn có thể trở thành đầu bếp, nhưng để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, có vị thế trong xã hội, có mức thu nhập cao thì cần phải học lý thuyết và thực hành một cách bài bản.
Khi vào học nghề đầu bếp, người học sẽ được học những kiến thức tổng quan ngành bếp, cách sử dụng dao – chảo – thớt, các phương pháp chế biến món ăn cơ bản và tổng quan về nền ẩm thực mà bạn lựa chọn. Nhờ vào đó, các bạn có thể vững tin tiếp tục học nâng cao và chuyên sâu về chế biến từng món ăn theo tiêu chuẩn riêng.

Bên cạnh đó, người học nghề đầu bếp phải còn được học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến việc chọn dao và giữ gìn bộ dao. Bộ dao rất quan trọng đối với nghề đầu bếp. Người đầu bếp phải biết chọn loại dao phù hợp với từng loại nguyên liệu, cẩn trọng khi mài dao, chọn thớt phù hợp với mỗi loại dao.
Cùng với đó, việc giữ cho khu vực bếp luôn sạch sẽ cũng là một kỹ năng cần phải học và tập luyện. Và khả năng nêm nếm là một kỹ năng quan trọng, quyết định chất lượng món ăn và thể hiện nét đặc trưng của người đầu bếp. Để rèn luyện kỹ năng này, người học phải rèn luyện, nâng cao độ nhạy của các giác quan bằng cách tập nếm 5 – 10 hương và vị một ngày, số lượng này sẽ được gia tăng theo từng ngày.
Và một điều không thể thiếu đó là người đầu bếp phải không ngừng nâng cao kiến thức ẩm thực của mình. Ẩm thực là một thế giới phong phú và luôn có sự biến đổi, từ những kiến thức về ẩm thực truyền thống đến hiện đại, từ địa phương nhỏ đến nhiều đất nước rộng lớn hơn. Áp dụng những kiến thức này, đầu bếp sẽ biết cách kết hợp, sáng tạo, biến hóa món ăn cho đa dạng hơn, cũng như am hiểu về khẩu vị của từng đối tượng thực khách. Vì vậy, đầu bếp cần ý thức được việc cần nâng cao kiến thức ẩm thực.
2. Cơ hội việc làm đối với nghề Đầu bếp
Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành du lịch, hệ thống Nhà hàng – Khách sạn, nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực đầu bếp ngày một tăng cao. Sau khi học nghề này, người học có thể làm những công việc sau:
– Làm đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn, các quán ăn, căntin, các quán ca-phê…
– Có thể làm trợ lý cho các nhà quản lý tại các nhà hàng, khách sạn, nhất là trong công tác tuyển dụng đầu bếp, phụ bếp, điều hành các bữa tiệc lớn trong nhà hàng, khách sạn.
– Có thể làm giáo viên dạy về nghề đầu bếp tại các trung cấp, các trường dạy nghề, thậm chí là dạy ngay tại nhà hàng, khách sạn.

3. Nghề đầu bếp cần những tố chất gì?
Do đặc thù công việc của nghề đầu bếp là rất khó nhọc và chịu nhiều áp lực về thời gian, nên để theo học và sống với nghề đầu bếp, người học cần có những tố chất sau:
– Có sức khỏe tốt
– Có khả năng chịu được áp lực cao trong công việc
– Không ngại khó nhọc và không dị ứng với các mùi thực phẩm
– Có khả năng chịu đựng và làm việc được torng môi trường có nhiệt độ cao
– Có tính cận thận, tỉ mỉ và khéo tay
– Có khả năng sáng tạo và ham học hỏi
– Có khả năng lập kế hoạch và linh hoạt trong việc xử lý các tình huống nảy sinh
– Có tính thẩm mỹ cao để có thể tạo ra những món ăn vừa ngon vừa hấp dẫn.
4. Có thể học nghề đầu bếp ở đâu?
Ở Việt Nam chúng ta hiện có hai xu hướng học nghề đầu bếp:
– Một là học theo kiểu nghề dạy nghề, tức là đến học nghề trực tiếp với các đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn, vừa phụ việc vừa học nghề. Thời gian học nghề theo phương thức này là khoảng 6 tháng đến 1 năm.
– Thứ hai là theo học các khóa học chuyên nghiệp về đầu bếp tại các trường, các trung tâm đào tạo nghề chuyên nghiệp, sau đó ra trường và bắt đầu đi làm. Thời gian học nghề theo phương thức năm thường khoảng 3 đến 6 tháng. Nếu học nâng cao thì có thể kéo dài đến 1 năm.
Theo Chọn Ngành Nghề, để có thể trở thành đầu bếp chuyên nghiệp và có nhiều cơ hội thăng tiến, thành công trong sự nghiệp của mình thì bạn nên theo học các khóa đầu bếp một cách bài bản, chuyên nghiệp.
Hiện nay, có rất nhiều trung tâm và các trường đào tạo nghề chuyên nghiệp có đào tạo nghề đầu bếp phân bố tại nhiều vùng miền trong cả nước. Chọn Ngành Nghề xin giới thiệu một vài địa chỉ như sau:
Ở khu vực miền Bắc, bạn có thể học ngành này tại các trường sau:
– Trường Quản lý khách sạn Việt Úc
– Trường trung cấp nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội
Ở khu vực miền Trung, bạn có thể học ngành này tại các trường sau:
– Trường Đại Học Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Thanh Hóa
Ở khu vực miền Nam, bạn có thể học ngành này tại các trường sau:
– Trường Hướng nghiệp Á Âu (có nhiều chi nhánh tại nhiều tỉnh thành trong nước)
Ngoài ra, nhiều trường trung cấp nghề trong cả nước cũng có đào tạo nghề đầu bếp, bạn có thể tìm kiếm thêm về các trung tâm đào tạo nghề đầu bến trên các công cụ tìm kiếm để có thể chọn ra nơi học phù hợp nhất cho mình.
Chúc các bạn chọn đúng ngành nghề để học và phát huy năng lực của bản thân, thành công trong cuộc sống.