Trong những năm gần đây, lĩnh vực công nghệ thực phẩm không ngừng phát triển với sự ra đời liên tục của những công ty cũng như nhãn hàng thực phẩm mới. Cho nên, có thể khẳng định, nhu cầu nhân lực cho ngành này ngày càng tăng trong xã hội.
1. Giới thiệu về ngành Công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm (Food Technology) là một chuyên ngành thuộc khối kỹ thuật – công nghệ, đặc biệt các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và chế biến thực phẩm. Những mảng như bảo quản, chế biến thực phẩm, kiểm tra và đáng giá chất lượng thực phẩm, sáng chế và phát triển những sản phẩm mới, điều hành và điều phối dây chuyên sản xuất,… đều thuộc ngành công nghệ thực phẩm. Có thể nói, kỹ thuật công nghệ thực phẩm liên quan đến toàn bộ các công đoạn, công việc trong sản xuất đồ ăn, thức uống từ dây chuyền sáng chế, đến bảo quản và cuối cùng là sản xuất.
Khi theo học ngành học này, sinh viên sẽ được đào tạo bài bản từ những kiến thực khoa học thuật cơ bản đến chuyên sâu về hóa học, sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm. Cùng với đó là những bài tập thực hành về chế biến, tối ưu dinh dương trong các loại đồ ăn, thức uống.
Đặc biệt, trong chương trình đào tạo về ngành công nghệ thực phẩm của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay thì, khi học ngành này bước vào giai đoạn chuyên sâu thì người học có thể chọn học một trong các chuyên ngành sâu của nó, cụ thể là: Chuyên ngành Dinh dưỡng; Hóa sinh học; Vi sinh học thực phẩm; Công nghệ chế biến; Quản lý chất lượng; An toàn thực phẩm và Phân tích thực phẩm.
Thời gian học ngành Công nghệ thực phẩm ở trình độ đại học là 4 năm. Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học thì người học được trở thành Kỹ sư Công nghệ sinh học.
2. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Công nghệ thực phẩm
Với xu hướng phát triển của xã hội thì ngành Công nghệ thực phẩm ngày càng có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai. Những người tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm có thể đảm trách những vị trí công việc như sau:
– Làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm như chế biến thịt, sữa, đồ hộp, bánh kẹo, cà phê…
– Làm công tác bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm trong lĩnh vực xuất khẩu.
– Làm việc tại các viện nghiên cứu về thực phẩm.
– Làm việc tại những đơn vị liên quan đến lĩnh vực chế biến, nâng cao chất lượng thực phẩm.
– Làm việc trong vai trò của một chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng tại các trung tâm dinh dưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm, trung tâm y tế dự phòng.
– Làm việc tại phòng thí nghiệm của nhà máy, quản lý nhà máy, quản lý chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Làm giảng viên tại các viện trường có đào tạo ngành công nghệ thực phẩm.
Nhìn chung, cơ hội nghề nghiệp khả năng có được việc làm sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm là khá cao.
3. Để học ngành này thì cần có những tố chất gì?
Để học tập và làm việc trong ngành Công nghệ thực phẩm, người học cần có những tố chất sau đây:
– Có khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phân tích cao.
– Có đam mê về khoa học công nghệ.
– Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống.
– Có tính cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm cao.
– Nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu khách hàng.
– Có tính kỷ luật và nghiêm túc.
– Thích tìm tòi, nghiên cứu và khám phá những cái mới.
– Có tính kiên trì.
4. Có thể học ngành Công nghệ thực phẩm ở đâu?
Hiện tại, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm. Dưới đây là danh sách các trường có đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm.
– Ở khu vực miền Bắc, bạn có thể học ngành này tại các trường sau:
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Đại học Nông lâm (thuộc Đại học Thái Nguyên)
Đại học Sao Đỏ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
– Ở khu vực miền Trung, bạn có thể học ngành này tại các trường sau:
Đại học Bách khoa (Thuộc Đại học Đà Nẵng)
Đại học Nông lâm (Thuộc Đại học Huế)
– Ở khu vực miền Nam, bạn có thể học ngành này tại các trường sau:
Đại học Cần Thơ
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
Đại học Công nghệ Sài Gòn
Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đại học Nông lâm TP.HCM
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Đại học Hoa Sen
5. Tổ hợp các môn thi hoặc xét tuyển vào ngành này
Ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển các tổ hợp môn sau:
A00: Toán, Vật lí, Hóa học
A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
A02: Toán, Vật lí, Sinh học
B00: Toán, Hóa học, Sinh học
B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
C02:: Ngữ văn, Toán, Hóa học
C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Hy vọng với các thông tin trên có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Công nghệ thực phẩm để rồi có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho mình. Chúc các bạn chọn đúng ngành để học và phát huy năng lực của bản thân, thành công trong cuộc sống.